Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Điều bạn thấy khi Cơ Thể Bị Nhiễm Độc Kim Loại

Nhiễm độc kim loại là từ được dùng để chỉ chung cho những trường hợp mà nồng độ kim loại trong cơ thể lên cao hơn mức bình thường.
Mặc dù trong tự nhiên có rất nhiều nguyên tố kim loại, và thành phần cấu tạo của cơ thể con người cũng có khá nhiều kim loại, nhưng tỷ lệ hiện diện của chúng trong cơ thể chỉ giới hạn ở những nồng độ nhất định, thường là rất thấp.
      Xem Thêm :
Khi chúng ta tiếp xúc với những môi trường đặc biệt chứa nhiều kim loại ở dạng mà cơ thể hấp thụ được, chúng sẽ có khả năng bị hấp thụ vào cơ thể và gây nhiễm độc. Nhiễm độc cơ thể theo cách này không xảy ra với tất cả các kim loại, mà chỉ thường gặp nhất là ở một số kim loại như arsenic, vàng, chì, kẽm, đồng…
Cơ thể tiếp xúc với kim loai, có thể bị nhiễm qua nhiều hình thức, như hít phải bụi kim loại trong không khí, ngấm qua da, hoặc hấp thụ kim loại đã tan trong thực phẩm.
dau-hieu-co-the-bi-nhiem-doc-kim-loai
Có hai dạng nhiễm độc. Nhiễm độc cấp tính là khi cơ thể hấp thụ một lượng quá lớn kim loại trong một thời gian ngắn. Nhiễm độc kinh niên xảy ra khi kim loại bị ngấm vào cơ thể với lượng nhỏ nhưng kéo dài khá lâu, đủ để đưa nồng độ kim loại lên đến mức gây nhiễm độc.
Cơ thể trẻ em đặc biệt nhạy cảm va chịu ảnh hưởng rất lớn đối với nhiễm độc kim loại. Đơn giản chỉ là vì khối lượng cơ thể của chúng nhỏ, nên chỉ cần một lượng rất ít kim loại đưa vào cũng sẽ chiếm một tỷ lệ khá cao.
Nhiễm độc kim loại là một vấn đề xuất phát từ môi trường chung quanh, nên khi có xảy ra nhiễm độc, thường là sẽ liên quan đến nhiều người. Có khi là các thành viên trong cùng một gia đình, hoặc có khi là những công nhân ở cùng một xưởng máy. Và nếu nhiễm độc xuất phát từ nguồn nước, nạn nhân có thể là cư dân của cả một vùng.
Khi bị nhiễm độc kim loại, nạn nhân có thể chịu đựng các triệu chứng ở nhiều mức độ khác nhau, tùy theo loại kim loại gây nhiễm độc, và tùy theo nồng độ bị nhiễm. Nạn nhân có thể bị ảnh hưởng đến não, các tế bào thần kinh, hồng cầu trong máu, hệ thống tiêu hóa, và mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Công nhân làm việc trong những ngành sản xuất kim loại, với các công nghệ như nấu chảy, khai thác quặng, tinh luyện kim loại… có thể nhiễm độc bằng đủ mọi hình thức. Họ có thể hít thở bụi kim loại hàng ngày, hấp thụ qua da, và thậm chí qua các bữa ăn trong xưởng máy nữa. Trong tiến trình tinh luyện một kim loại nào đó, công nhân còn có thể nhiễm độc bởi những kim loại khác lẫn trong đó. Mặc dù khối lượng các tạp chất này là rất nhỏ, nhưng chúng lại vô cùng nguy hiểm vì tính độc hại của chúng.
Ngành công nghệ sản xuất và sửa chữa bình điện (ắc-quy) gần như không thể tránh khỏi việc nhiễm độc chì ở từng mức độ khác nhau.
dau-hieu-co-the-bi-nhiem-doc-kim-loai-1
Nông dân sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng, thuốc trừ sâu… có thể nhiễm độc kim loại mà không biết, vì thường là phải tích tụ nhiều ngày, đặc biệt là các kim loại như asenic, kẽm…
Và còn một nguồn nhiễm độc thông thường nhất mà có lẽ bạn chưa quan tâm đến. Các bình chứa, ly tách, dụng cụ nấu ăn bằng kim loại hoặc có chứa một phần các kim loại như nhôm, đồng, kẽm, chì… đều có khả năng gây nhiễm độc nếu bạn để chúng tiếp xúc với các loại thức ăn, thức uống có độ acid cao, như nước chanh, rượu vang, các món ăn chua… nhất là khi bạn ngâm chúng trong một thời gian lâu trước khi dùng đến.
Như vậy, nhiễm độc kim loại xảy ra ở nhiều môi trường khác nhau. Với một kiến thức nhất định về những môi trường có khả năng gây độc hại như trên, bạn có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ nhiễm độc cho bản thân và gia đình.
Nhiễm độc kim loại thường rất khó nhận ra, chỉ cho đến khi các triệu chứng được lộ rõ. Và điều quan trọng là bạn cũng cần hiểu biết về những triệu chứng ấy để có thể yêu cầu khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu cơ thể bị nhiễm độc kim loại nặng thường gặp:
– Khi nhiễm độc arsenic, người bệnh thường buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và đau bụng. Trên da có thể có các hiện tượng viêm nhiễm, mất màu da, hoặc nổi những mụn nhỏ phát triển bất thường.
– Khi nhiễm độc vàng, người bệnh thường tiêu chảy và đau nơi dạ dày. Có thể có dấu hiệu viêm nhiễm ở nơi vùng da tiếp xúc.
– Khi nhiễm độc chì, người bệnh thường nôn mửa, táo bón và nhất là sụt cân. Trọng lượng cơ thể có thể giảm rất nhanh. Những trường hợp nghiêm trọng có thể gây co giật hoặc hôn mê.
dau-hieu-co-the-bi-nhiem-doc-kim-loai-2
– Khi nhiễm độc kẽm, người bệnh thường nôn mửa nhiều và có thể bị chảy máu đường ruột. Tình trạng chung của cơ thể thường không ổn định, hay run rẩy, giảm mức phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt.
– Khi nhiễm độc đồng, người bệnh thường nôn mửa nhiều, đi tiêu cháy và đau quặn trong vùng bụng. Có dấu hiệu viêm nhiễm nơi vùng da tiếp xúc với kim loại, có thể nổi đỏ lên từng vùng và ngứa nhiều.
Làm gì khi bị nhiễm độc kim loại
– Khi có dấu hiệu nghi ngờ là bạn hoặc người thân trong gia đình đã bị nhiễm độc kim loại, nên đi khám ngay, cáng sớm càng tốt. Phát hiện sớm là yếu tố then chốt giúp cho việc trị liệu được dễ dàng.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất chứa kim loại, thông thường nhất là các loại thuốc trừ côn trùng, nấm bệnh, cỏ dại… Nên biết là dạng rắn thông thường của kim loại không phải là dạng dễ gây nhiễm độc cho bạn, mà chính dạng kim loại được đưa vào các hóa chất, hoặc dạng bay hơi, mới dễ dàng đi vào cơ thể bạn. Khi cần tiếp xúc với những hóa chất có khả năng gây nhiễm độc kim loại, bạn phải cẩn thận hết mức: mặc quần áo bảo vệ kín cơ thể, đeo găng tay, và trong một số môi trường đặc biệt nguy hiểm cũng cần dùng đến mặt nạ thở.
– Sau mỗi lần làm việc trong những môi trường có khả năng nguy hiểm, cần tắm rửa sạch sẽ ngay. Một lượng rất nhỏ kim loại bám trên cơ thể bạn cũng có thể gây ra những vấn đề lớn.
– Một số rác thải khi đốt có thể sản sinh ra một lượng lớn khí kim loại. Loại khói độc ấy dễ dàng tan loãng vào môi trường chung quanh. Bạn nên tránh thói quen đốt rác thải trong vườn. Tốt hơn nên đưa chúng đến các bãi rác công cộng để được xử lý thích đáng.
– Tránh dùng những loại sơn có chì để sơn lên vách tường. Ngày nay rất ít người dùng những loại sơn này, nhưng có thể căn nhà bạn quá cũ và trước đây đã được sơn bằng những loại sơn ấy. Trong trường hợp này, bạn nên xem xét việc sơn lại các vách tường. Sơn có chì không đảm bảo độ an toàn vì chì có thể thoát ra môi trường chung quanh.
– Các cơ sở sản xuất đồ gia dụng bằng kim loại thường không đạt được các tiêu chuẩn an toàn quy định. Tốt hơn bạn nên dùng các nhãn hiệu có uy tín. Đồ dùng nấu ăn, bát đĩa, thìa, tách uống nước… đều là những nguồn dễ gây nhiễm độc nếu chúng được chế tạo bằng kim loại không đạt tiêu chuẩn.
– Với các vật dụng bằng kim loại đã quá cũ và có dấu hiệu hen rỉ, tốt hơn là bạn nên thay mới. Rỉ kim loại là dạng rất dễ hòa tan vào môi trường để từ đó gây nhiễm độc.
– Không chứa thức ăn, thức uống có độ acid cao trong các vật dụng bằng kim loại. Chẳng hạn, khi bạn nấu ăn xong, cần lấy sạch thức ăn ra khỏi soong, chão… và chứa trong những vật chứa an toàn khác. Chỉ dùng soong, chão… trong thời gian đun nấu. Hoặc nước chanh pha xong nên uống ngay, đừng để lâu với một thìa kim loại ngâm trong đó.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét